Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

CÔNG VĂN VIỆC NÂNG CAO KIẾN THỨC CÁC KỸ THUẬT CHUYÊN MÔN VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

          Căn cứ Công văn số 2740/SYT-NVY  ngày 3/6/2010 của Sở Y tế về kế hoạch triển khai công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn quận thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm y tế dự phòng thành phố đã kiểm tra được 96 bệnh viện năm 2010 và 149 phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa trong 6 tháng đầu năm 2011 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
         
          Kết quả kiểm tra cho thấy một số kỹ thuật chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế hiện nay chưa đạt theo yêu cầu cụ thể như sau:

1.     Kỹ thuật rữa tay và các thời điểm cần rữa tay của nhân viên y tế phần lớn chưa được thực hiện đầy đủ.
2.     Kỹ thuật thanh trùng dụng cụ: các thao tác thực hành chưa chuẩn, cụ thể như:
-         Khử nhiễm ban đầu
-         Cọ rữa
-         Lau khô
-         Đóng gói dụng cụ
-         Hấp tiệt khuẩn
-         Bảo quản dụng cụ sau thanh trùng
Trong khi chờ đợi Sở Y tế tổ chức hội thảo kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện để chỉ đạo lãnh đạo các cơ sở khám bệnh thực hiện công tác này; nhằm mục đích đưa công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế đi vào nề nếp, mang lại hiệu quả trong việc khám, chữa bệnh cho bệnh nhân, Trung tâm y tế dự phòng thành phố đề nghị trưởng phòng 24 quận/huyện hỗ trợ thực hiện 3 vấn đề sau:

1.     Phòng y tế tổ chức tập huấn về Thông tư 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế về hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân trong địa bàn. Trong đó, cần lưu ý đặc biệt kỹ thuật thực hành.
2.     Phòng y tế chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh phải có nhân viên phụ trách công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại đơn vị.
3.     Phòng y tế chỉ đạo các trưởng phòng khám, phòng mạch tư phải thực hiện cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, vật tư, cơ sở hạ tầng cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
Mọi chi tiết cần biết, đề nghị liên hệ Khoa sức khỏe cộng đồng, Trung tâm y tế dự phòng thành phố (39234869) hoặc Ths Hoàng Thị Ngọc Ngân (trưởng khoa sức khỏe cộng đồng, 0908100945) để được hỗ trợ và hướng dẫn.


            KT. GIÁM ĐỐC
                     PHÓ GIÁM ĐỐC





              BS Lê Văn Nhân

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

THÔNG TƯ 33/2011/TT-BYT VỀ XÉT NGHIỆM HIV BẮT BUỘC TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CẦN THIẾT ĐỂ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHO NGƯỜI BỆNH

         Căn cứ Khoản 2 Điều 28 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;
         Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
         Bộ Y tế hướng dẫn việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh như sau:
Điều 1. Các trường hợp được thực hiện xét nghiệm HIV bắt buộc để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh
         1. Người hiến mô, bộ phận cơ thể người.
         2. Người nhận mô, bộ phận cơ thể người.
         3. Người cho tinh trùng, noãn.
         4. Người nhận tinh trùng, noãn, phôi.
         5. Người bệnh đã được khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh hoặc có các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm HIV theo các quy định tại Quyết định số 3003/QĐ - BYT ngày 19/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS.
Điều 2. Nguyên tắc áp dụng xét nghiệm HIV bắt buộc
         1. Việc xét nghiệm HIV bắt buộc để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh chỉ được thực hiện đối với các trường hợp quy định tại Điều 1 của Thông tư này.
         2. Việc xét nghiệm HIV bắt buộc để chẩn đoán và điều trị phải được tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV theo các quy định tại Điều 26 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và các văn bản quy phạm khác có liên quan.
        3. Việc thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính thực hiện theo Thông tư số 01/2010/TT - BYT ngày 06/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Quy định trách nhiệm, trình tự thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính.
Điều 3. Kinh phí thực hiện xét nghiệm HIV bắt buộc
       1. Chi phí xét nghiệm HIV đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 1 Thông tư này:
a) Trường hợp người hiến mô, bộ phận cơ thể người, người cho tinh trùng, noãn (sau đây gọi tắt là người hiến) đã có người nhận: Chi phí xét nghiệm HIV của người hiến do cơ sở nhận mô, bộ phận cơ thể người hoặc nhận tinh trùng, noãn chi trả, sau đó được tính vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người nhận tinh trùng, noãn;
b) Trường hợp người hiến chưa có người nhận: Chi phí xét nghiệm HIV của người hiến do cơ sở nhận mô, bộ phận cơ thể người hoặc nhận tinh trùng, noãn chi trả, sau đó được tính vào giá dịch vụ ghép mô, bộ phận hoặc giá dịch vụ thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản của cơ sở đó theo nguyên tắc bảo đảm lấy thu bù chi.
        2. Chi phí xét nghiệm HIV đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 1 Thông tư này:
a) Trường hợp người được xét nghiệm HIV có thẻ bảo hiểm y tế: Được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả theo phạm vi quyền lợi được hưởng;
b) Trường hợp người được xét nghiệm HIV không có thẻ bảo hiểm y tế: Chi phí xét nghiệm HIV do người được xét nghiệm tự chi trả theo chế độ viện phí hiện hành.
Điều 4. Điều khoản tham chiếu
Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong văn bản này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.
Điều 5. Hiệu lực thi hành.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 30/10/2011.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Vụ Pháp chế) để xem xét, giải quyết./.

  BỘ TRƯỞNG


           (ĐÃ KÝ)
Nguyễn Thị Kim Tiến

XÉT NGHIỆM HIV BẮT BUỘC TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CẦN THIẾT ĐỂ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHO NGƯỜI BỆNH

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

NÂNG CAO KIẾN THỨC CÁC KỸ THUẬT CHUYÊN MÔN VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

    SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH                                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG                                                 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

   Số: 1049/YTDP-SKCĐ                                                    TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 8 năm 2011
     Về việc nâng cao kiến thức kỹ thuật
      chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn


      Kính gửi: Trưởng phòng y tế 24 quận – huyện

Căn cứ Công văn số 2740/SYT-NVY ngày 3 tháng 6 năm 2011 của Sở y tế về kế hoạch triển khai công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố đã kiểm tra được 96 bệnh viện năm 2010 và 149 phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa trong 6 tháng đầu năm 2011 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Qua kết quả kiểm tra cho thấy một số kỹ thuật chuyên môn và kiểm soát nhiểm khuẩn của nhân viên y tế hiện nay chưa đạt theo yêu cầu. cụ thể như sau:

1. Kỹ thuật rửa tay và các thời điểm cần rửa tay của nhân viên y tế phần lớn chưa thực hiện đầy đủ.
2. Kỹ thuật thanh trùng dụng cụ: các thao tác thực hành chưa chuẩn, cụ thể như:
-  Khử nhiễm ban đầu
-  Cọ rửa
-  Lau khô
-  Đóng gói dụng cụ
-  Hấp tiệt khuẩn
-  Bảo quản dụng cụ sau thanh trùng

Trong khi chờ đợi Sở Y tế hỗ trợ tổ chức hội thảo kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện để chỉ đạo lãnh đạo các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện tốt công tác này; nhằm mục đích đưa công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở đi vào nề nếp, mang lại hiệu quả trong việc khám, chữa bệnh cho bệnh nhân, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố đề nghị Trưởng phòng y tế 24 quận huyện hỗ trợ thực hiện 3 vấn đề sau:

1. Phòng y tế tổ chức tập huấn về Thông tư 18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Bộ Y tế về hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân trong địa bàn. Trong đó, cần lưu ý đặc biệt đến kỹ thuật thực hành.
2. Phòng y tế chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh phải có nhân viên phụ trách công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại đơn vị.
3. Phòng y tế chỉ đạo trưởng các phòng khám, phòng mạch tư phải thực hiện cung cấp đầu đủ các trang thiết bị, vật tư, cơ sở hạ tầng cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

Mọi chi tiết cần biết, đề nghị liên hệ Khoa sức khỏe cộng đồng, Trung tâm y tế dự phòng thành phố (39234869) hoặc THS Hoàng Thị Ngọc Ngân (Trưởng khoa sức khỏe cộng đồng, 0908100945) để được hỗ trợ và hướng dẫn.

Trân trọng.

Nơi nhận:                                                                KT. GIÁM ĐỐC
- Như trên;                                                                PHÓ GIÁM ĐỐC
- BGĐ SYT(để báo cáo);
- GĐ TTYTDP (để báo cáo);
- Lưu: Vt, SKCĐ.
                                                                                      (ĐÃ KÝ)
                                                                                BS Lê Văn Nhân



Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

THU GOM, PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 4

          Căn cứ Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế về việc Ban hành quản lý chất thải y tế;
          Theo tinh thần Công văn số 65/BVQ4-KSNK ngày 14 tháng 2 năm 2011 về việc đề nghị thực hiện đúng Quy chế quản lý chất thải của Bệnh viện quận 4. Rác thải y tế của các phòng khám tư nhân trên địa bàn quận được thu gom về nhà rác của bệnh viện quận 4, trong quá trình thu gom Công ty môi trường đô thị thành phố phát hiện rác thải của các phòng khám tư nhân chưa được xử lý phân loại đúng theo quy định và đã nhiều lần gây thương tích cho nhân viên lấy rác.
Vì vậy nhằm tăng cường công tác quản lý chất thải y tế và công tác phòng chống nhiễm khuẩn tại các cơ sở hành nghề y tế tư nhân, Phòng y tế quận 4 yêu cầu:
1. Công ty Dịch vụ Công ích quận 4 tăng cường công tác kiểm tra và nhắc nhở việc thu gom, phân loại rác thải y tế tại các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn quận 4 đúng theo Quy định của Bộ Y tế.
2. Các cơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn quận 4 thực hiện phân loại rác y tế theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ y tế, đảm bảo các trang thiết bị cần thiết để phục vụ công tác phân loại, thu gom và lưu giử chất thải y tế đúng quy định: Túi nylon; thùng đựng chất thải; hợp đựng vật sắc nhọn; dụng cụ vận chuyển chất thải y tế…
3. Đảm bảo an toàn, không để tình trạng lây bệnh truyền nhiễm, tai nạn nghề nghiệp xảy ra trong quá trình thu gom, xử lý và vận chuyển chất thải y tế.

Phòng Y tế đề nghị các đơn vị và các cơ sở hành nghề y trên địa bàn quận 4 nghiêm túc thực hiện việc xử lý chất thải y tế đúng theo quy định./.

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Căn cứ công văn số 7348/SYT-QLDVYT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh về việc thực hiện chỉ đạo của Bộ Trưởng Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Luật khám bệnh, chữa bệnh.
          Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Uỷ ban nhân dân quận 4 về việc triển khai Luật khám bệnh, chữa bệnh. Phòng Y tế thông báo đến các cơ sở hành nghề y tế tư nhân trên địa bàn quận 4 các nội dung sau:

1. Luật khám bệnh, chữa bệnh được Quốc Hội thông qua ngày 23/11/2009 và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2011, đồng thời Pháp Lệnh hành nghề y, dược tư nhân ban hành ngày 25/02/2003 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực.

2. Những vấn đề đã được Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định rõ, không giao Chính Phủ quy định chi tiết thì áp dụng trực tiếp các Quy định của Luật từ ngày 01/01/2011.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân đã có giấy phép và đang hoạt động vào thời điểm Luật khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực (ngày 01/01/2011) được tiếp tục hoạt động cho đến khi Nghị định của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh và các Văn bản hướng dẫn thi hành Luật có hiệu lực.

4. Đối với người hành nghề y tư nhân (kể cả cán bộ, công chức, viên chức y tế làm ngoài giờ) đã có giấy phép và đang hành nghề vào thời điểm Luật khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực (từ ngày 01/01/2011) được tiếp tục hành nghề cho đến khi Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật khám bệnh, chữa bệnh và các Văn bản hướng dẫn thi hành Luật có hiệu lực.

5. Cá nhân, tổ chức đã gửi hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân theo quy định của Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân nhưng chưa được cấp trước ngày 01/01/2011 thì Sở Y tế sẽ xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế về việc hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

6. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lần đầu xin cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tư nhân; người lần đầu xin cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tư nhân từ ngày 01/01/2011 sẽ chờ cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật có hiệu lực.

Phòng Y tế đề nghị các cơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn quận 4 nghiêm túc thực hiện Luật khám bệnh, chữa bệnh theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Trưởng Bộ y tế.
                                                                                         

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

PHÒNG Y TẾ QUẬN 4

XIN CHÀO CÁC ANH CHỊ EM ĐỒNG NGHIỆP! ĐÂY LÀ BLOG CỦA PHÒNG Y TẾ QUẬN 4! ĐỂ TIỆN VIỆC THÔNG TIN, LIÊN LẠC, YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ...XIN QUÍ VỊ ĐỒNG NGHIỆP CÓ CHÚT ÍT THỜI GIAN KẾT HỢP VỚI CHÚNG TÔI!